Hướng dẫn cách vệ sinh máy pha cà phê đơn giản nhất

Vệ sinh máy pha cà phê không phải công việc quá phức tạp nhưng cần được thực hiện hằng ngày. Mục đích là giúp máy hoạt động ổn định và duy trì tuổi thọ của thiết bị lâu hơn. Ngoài ra, chất lượng của ly cà phê cũng có thể bị ảnh hưởng nếu bạn không thường xuyên làm sạch máy. Ở bài viết này, Laven Coffee sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh theo từng mốc thời gian phù hợp.

Hướng dẫn vệ sinh máy pha cà phê đơn giản
Hướng dẫn vệ sinh máy pha cà phê đơn giản
Nội dung chính
1. Tác hại của việc không vệ sinh máy pha
2. Vệ sinh máy pha cà phê cần những gì?
3. Cần vệ sinh máy pha cà phê như thế nào và bao lâu 1 lần?
3.1. Vệ sinh hàng ngày 
3.2. Vệ sinh Headgroup
3.3. Vệ sinh vòi đánh sữa
3.4. Vệ sinh khay chứa nước thải
3.5. Vệ sinh toàn bộ thân máy bên ngoài
3.6. Vệ sinh mỗi tuần
3.7. Vệ sinh hàng tháng
3.8. Vệ sinh tổng thể mỗi năm (vệ sinh toàn bộ bên trong máy)
4. Laven Coffee - Đơn vị vệ sinh máy pha Đồng Nai uy tín và chất lượng
4.1. Bảo trì, bảo dưỡng máy pha Đồng Nai định kỳ
4.2. Sửa chữa máy pha tận nơi

Tác hại của việc không vệ sinh máy pha

Trước khi đi vào các bước vệ sinh máy pha cà phê, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao nên thực hiện thao tác này. Nếu không làm sạch máy thường xuyên, dầu từ hạt cà phê sẽ đọng lại ở các bộ phận như tay pha, màn xả nước, đầu vòi, phễu lọc,... 
Loại dầu này chỉ cần khoảng 45 phút là sẽ bắt đầu ôi thiu, sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây hại khiến ly cà phê mất đi hương vị thơm ngon ban đầu. Tệ hơn, ly cà phê của bạn có thể bị nhiễm khuẩn và trở thành nguồn lây bệnh nguy hiểm chứ không chỉ dừng lại ở việc biến đổi mùi vị.
không vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cà phê
Không vệ sinh máy pha cà phê sẽ khiến chất lượng những ly cà phê bị ảnh hưởng đáng kể

Lớp dầu từ cà phê có thể gây ra hiện tượng tắc nghẽn headgroup khiến nước chảy nhỏ giọt hoặc không thể chảy ra được. Việc này sẽ ảnh hưởng tới năng suất công việc của người pha chế và có tác động không tốt tới trải nghiệm của khách hàng. Đây là lý do khiến người uống cà phê đánh giá quán của bạn thiếu chuyên nghiệp và họ sẽ có tâm lý muốn chọn nơi pha chế cà phê khác tốt hơn để lui tới.
 

Thêm một tác hại nữa của việc không thường xuyên vệ sinh máy pha cà phê là khiến tuổi thọ của máy giảm và làm chi phí bảo dưỡng tăng lên. Đây chắc chắn là điều mà mọi chủ quán cà phê không mong muốn. Bởi vậy, để tiết kiệm chi phí vận hành, bạn nên chú trọng vào khâu làm sạch máy cà phê.

Vệ sinh máy pha cà phê cần những gì?

Trước khi vệ sinh máy pha cà phê, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ gì? Những thứ bạn cần có là cọ vệ sinh, bột vệ sinh chuyên dụng dành cho máy pha cà phê, phin lọc mù và khăn lau. 
Nếu bạn không chuẩn bị dụng cụ thì việc vệ sinh sẽ không đạt được kết quả như mong đợi. Cặn bẩn, bã cà phê có thể vẫn tồn đọng bên trong bộ phận nào đó của máy pha. Điều này sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ và khả năng vận hành của thiết bị. Còn cách bạn sử dụng mỗi dụng cụ này thế nào sẽ được Laven Coffee gợi ý ở phần tiếp theo. 

Những dụng cụ vệ sinh máy pha cà phê chuyên dụng
Những dụng cụ vệ sinh máy pha cà phê chuyên dụng

Cần vệ sinh máy pha cà phê như thế nào và bao lâu 1 lần?

Việc vệ sinh máy pha cà phê cần được tiến hành hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng năm. Từng mốc thời gian cụ thể sẽ gắn với những thao tác vệ sinh như sau:

Vệ sinh hàng ngày 

Vào cuối ngày, bạn cần vệ sinh 4 bộ phận của máy cà phê là Headgroup, vòi đánh sữa, khay chứa nước thải và toàn bộ phần bên ngoài máy. Mỗi bộ phận sẽ có cách vệ sinh như sau:

Vệ sinh Headgroup

Headgroup rất dễ dính bột cà phê nên có thể tắc nếu không được vệ sinh cẩn thận. Vào cuối ngày, bạn nên dùng cọ chuyên dụng để làm sạch bộ phận này theo hướng dẫn sau:
  • Bước 1: Dùng cọ chà xát vào headgroup từ ngoài vào trong
  • Bước 2: Xả nước để loại bỏ hết cặn bẩn ra bên ngoài
  • Bước 3: Chà rửa đầu vòi một lần nữa rồi tiếp tục xả nước tới khi không thấy nước bẩn nữa 
Mua cọ vệ sinh TẠI ĐÂY

Vệ sinh họng group đơn giản, giúp cà phê không bị nghẹt

Vệ sinh họng group đơn giản, giúp cà phê không bị nghẹt

Vệ sinh vòi đánh sữa

Vòi đánh sữa sử dụng nhiệt độ cao nên cần vệ sinh cẩn thận để hạn chế tình trạng tắc nghẽn hơi. Thao tác vệ sinh bộ phận này được thực hiện như sau:
  • Bước 1: Làm ướt một chiếc khăn bông rồi trùm lên vòi đánh sữa
  • Bước 2: Xả hơi trong vòi ra trong 10 giây để hơi nước làm cặn bẩn trong vòi bong ra
  • Bước 3: Xả nước để cặn bẩn theo dòng chảy ra ngoài
  • Bước 4: Dùng khăn lau sạch đầu vòi đánh sữa
Cách vệ sinh máy pha hàng ngày
Cách vệ sinh máy pha hàng ngày

Vệ sinh khay chứa nước thải

Khay chứa nước thải của máy pha cà phê là nơi chứa nước chảy xuống từ headgroup. Phần nước này sẽ chứa một ít bột cà phê, nếu lượng bột tích tụ quá nhiều sẽ làm tắc lỗ thoát nước gây ra hiện tượng tràn nước xuống sàn máy dẫn đến hiện tượng chập điện nguy hiểm. 
Bởi vậy, cuối ngày làm việc, bạn nên tháo khay chứa nước thải và đổ bỏ hết phần nước kèm cặn cà phê. Dùng dung dịch vệ sinh máy cà phê làm sạch bộ phận này rồi lau khô trước khi lắp lại vị trí cũ.

Vệ sinh toàn bộ thân máy bên ngoài

Công đoạn cuối cùng của việc vệ sinh máy pha cà phê là dùng khăn mềm lau toàn bộ phần thân máy bên ngoài. Việc này sẽ giúp máy luôn sạch sẽ, sáng bóng nên khiến khách hàng cảm thấy an tâm khi dùng cà phê tại quán.

Vệ sinh mỗi tuần

Đối với những chiếc máy pha cà phê công nghiệp phải hoạt động liên tục hằng ngày thì việc tích tụ cặn và bụi bẩn là điều khó tránh khỏi dù đã vệ sinh hằng ngày. Chính vì thế, vào ngày cuối tuần bạn nên pha bột vệ sinh chuyên dụng dành cho máy cà phê với nước nóng rồi ngâm phin lọc và tay cầm qua một đêm để loại bỏ triệt để cặn bẩn. Bạn cũng cần vệ sinh vòi đánh sữa bằng bột chuyên dụng. Các bước tiến hành cụ thể như sau:
  • Bước 1: Tháo bỏ phin lọc của tay pha, lắp phin mù vào
  • Bước 2: Cho khoảng 3g bột vệ sinh chuyên dụng vào phin lọc mù
  • Bước 3: Lắp chặt tay pha vào phần đầu của vòi
Lắp đặt phin mù để vệ sinh bên trong họng group
 
Mua phin mù inox vệ sinh máy pha TẠI ĐÂY
  • Bước 4: Nhấn nút chiết xuất và giữ trong 5 - 10 giây rồi tắt đi
  • Bước 5: Lặp lại thao tác ở bước 4 khoảng 4 - 5 lần nữa
  • Bước 6: Tháo bỏ tay cầm, dùng cọ để làm sạch các cặn bẩn còn sót lại ở đầu vòi
Mua bột vệ sinh máy pha TẠI ĐÂY
  • Bước 7: Lắp tay cầm lại vào đầu vòi rồi bấm nút chiết xuất và giữ trong 5 - 10 giây rồi tắt đi
  • Bước 8: Lặp lại bước số 7 khoảng 4 - 5 lần nữa
  • Bước 9: Tháo tay cầm và xả nước 
  • Bước 10: Bỏ pin mù, lắp lại pin lọc vào tay pha và kết thúc quá trình làm sạch
  • Bước 11: Chiết xuất thử 2 ly cà phê nhỏ để loại bỏ toàn bộ hóa chất trước khi thực hiện pha chế cà phê mới cho khách
Vệ sinh máy pha với bột để loại bỏ các chất bẩn bên trong
Vệ sinh máy pha với bột để loại bỏ các chất bẩn bên trong

Vệ sinh hàng tháng

Mỗi tháng bạn cần kiểm tra bộ lọc nước của máy pha cà phê để đảm bảo hệ thống lọc này hoạt động bình thường. Nếu lõi lọc của máy không còn hoạt động tốt thì nên thay mới để đảm bảo nguồn nước chất lượng.

Vệ sinh tổng thể mỗi năm (vệ sinh toàn bộ bên trong máy)

Theo quy luật thông thường, máy pha cà phê từ 6 tháng trở đi sẽ xuất hiện lớp cặn canxi ở nồi đun hơi. Lớp cặn này sẽ dày lên theo thời gian nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của ly cà phê chiết xuất ra cũng như là tuổi thọ của máy. Đây chính là lý do bạn cần vệ sinh toàn bộ bên trong máy mỗi năm. Công việc này tương đối phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn nên bạn hãy liên hệ với đơn vị phân phối máy để được hỗ trợ.
Việc vệ sinh máy pha cần phải thực hiện theo các mốc ngày, tuần, tháng và năm
Việc vệ sinh máy pha cần phải thực hiện theo các mốc ngày, tuần, tháng và năm

Laven Coffee - Đơn vị vệ sinh máy pha Đồng Nai uy tín và chất lượng

Ngoài những bước vệ sinh đơn giản trên, bạn dễ dàng thực hiện theo để bảo vệ máy pha cũng như cho ra những tách cà phê ngon. Tuy nhiên, vệ sinh như vậy là chưa đủ. Hằng năm hoặc định kỳ 2 năm 1 lần, bạn nên vệ sinh tổng quát bên trong máy pha. Việc thăm khám bên trong máy như kiểm tra đường dây, các bộ phận, cơ cấu bên trong, sẽ giúp máy pha dùng bền, ổn định hơn. Như vậy, quán của bạn cũng sẽ đảm bảo được những ly cà phê ngon thường xuyên, không gặp trục trặc nghiêm trọng.
Đối với những khách hàng mua máy pha cà phê hoặc sử dụng cà phê của Laven Coffee tại Đồng Nai, Hồ Chí Minh và những tỉnh thành khác sẽ được hưởng những quyền lợi sau:

Bảo trì, bảo dưỡng máy pha Đồng Nai định kỳ

Chính sách bảo trì, bảo dưỡng và vệ sinh máy pha Đồng Nai cho khách hàng rất được Laven Coffee chú trọng vì chúng tôi muốn đem tới những chiếc máy hoạt động tốt nhất cho khách hàng. 
Đội ngũ kỹ thuật viên của Laven là những người có trình độ chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề nên thao tác nhanh giúp rút ngắn thời gian vệ sinh và bảo dưỡng máy.

Laven Coffee có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ khách hàng vệ sinh máy pha
Laven Coffee có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ khách hàng vệ sinh máy pha

Sửa chữa máy pha tận nơi

Để hỗ trợ khách hàng tối đa trong việc vệ sinh máy pha cà phê, Laven Coffee sẽ cử kỹ thuật viên tới tận nơi kiểm tra tình trạng máy. Đối với trường hợp cần vệ sinh toàn bộ máy pha thường mất 2-3 ngày nên nhân viên sẽ mang về đơn vị sửa chữa.
Nhưng để không làm lỡ dở việc kinh doanh của bạn, kỹ thuật viên sẽ mang máy pha khác xuống lắp ráp thay thế cho quán. Khi máy sửa xong, nhân viên của chúng tôi sẽ mang máy về và lắp ráp lại cho khách. 

Bảo tr
Kỹ thuật viên Laven Coffee hỗ trợ bảo trì máy pha tận nơi

Tất cả dịch vụ hỗ trợ đều tận nơi để tiết kiệm thời gian và chi phí của khách. Dưới đây là thông tin liên hệ của Laven Coffee dành cho khách hàng có nhu cầu sửa chữa hoặc vệ sinh máy pha cà phê:

Văn phòng: Số 59 Nguyễn Bảo Đức, Phường Tam Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Zalo: 0935 111 814
Hotline: 0934 504 095