CAFFEIN LÀ GÌ? - TÁC DỤNG TỐT HAY XẤU ĐẾN SỨC KHỎE

 
Nếu bạn là người thường xuyên uống cà phê thì chắc hẳn cũng biết rằng trong cà phê có Caffeine. Tuy nhiên không phải ai cũng biết Caffeine là gì? Nó có lợi hay hại, và tác dụng của nó đối với cơ thể của con người như thế nào!

1. Caffein là gì?

Caffeine là một chất không màu, không mùi và có vị đắng. Chất này thường được tìm thấy trong tự nhiên hơn 60 loại thực vật: hạt cà phê, trà, ca cao. Caffein có công thức hóa học là C8H10N4O2. (Nguồn Wiki)
Caffeine hoạt động bằng cách tác động đến hệ thần kinh trung ương trong cơ thể. Giúp con người luôn trong trạng thái tỉnh táo, không mệt mỏi. Chất caffeine này đã được con người điều chế thành công từ lâu và đã có nhiều trong các thực phẩm khác như: nước tăng lực, thuốc giảm đau…

2. Tác dụng của caffein với cơ thể

Nhiều người có thói quen uống một tách cà phê để giúp cho cơ thể luôn trong trạng thái tỉnh táo để làm việc. Tuy nhiên Caffeine không chỉ có tác dụng làm tỉnh táo mà còn nhiều tác dụng lợi và hại khác. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

2.1. Caffeine giúp giảm đau

Khi bạn bị đau đầu, đau nửa đầu hay đau đầu do căng thẳng và muốn chấm dứt những cơn đau thật nhanh chóng thì bạn thường tìm đến những viên thuốc giảm đau tức thời. Và thông thường các viên thuốc này đều có caffein ở bên trong. Caffein sẽ giúp bạn làm giảm triệu chứng đau bằng cách siết lại các mạch máu, và đưa chúng về trạng thái bình thường.
Caffeeine thường được kết hợp với các loại thuốc: Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen… Tuy nhiên có một bất lợi xảy ra là khi bạn sử dụng thuốc giảm đau có caffeine lâu dài sẽ gây ra hiện tượng nhờn thuốc hay còn gọi là quen thuốc.

2.2. Cải thiện tâm trạng của não bộ

Caffeine trong cà phê không chỉ giúp làm tỉnh táo, mà còn cải thiệt tâm trạng của não bộ, giảm stress. Nếu dùng cà phê lâu dài, sẽ giúp ta tránh được các bệnh về não như bệnh Alzheimer và Parkinson.

2.3. Caffein ảnh hưởng đến dạ dày

Caffeine không phải là nguyên nhân gây ra loét dạ dày. Nhưng nếu bạn đang mắc bệnh về đường tiêu hóa và thường uống cà phê mỗi ngày sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe.
Cụ thể: chất caffeine trong cà phê sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày gây ra cảm giác cồn cào và làm các vết loét viêm nặng hơn, ảnh hưởng đến lớp niêm mạc, thực quản và ruột non. Trong trường hợp niêm mạc dạ dày bị kích ứng quá mức, người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn, sôi bụng, ợ hơi, và đau nhói vùng bụng.

2.4. Mệt mỏi, buồn nôn

Hiện tượng này thường xảy ra ở những người lần đầu tiếp xúc với caffeine khi uống cà phê, trà. Còn được gọi là tình trạng say cà phê hay say trà. Caffeine thấm rất nhanh vào máu và gây ra các triệu chứng như: tim đập nhanh, cảm giác bồn chồn lo lắng và nôn mửa.
Nếu bạn gặp phải tình trạng như trên thì nên uống thật nhiều nước để caffeine bị hòa tan trong nước và chúng sẽ bị thải ra ngoài khi bạn đi tiểu tiện. Nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng này thì nên hạn chế sử dụng những thức uống có chứa caffeine. Còn nếu bạn vẫn muốn dùng để giúp cơ thể tỉnh táo thì nên ăn trước khi uống bạn nhé.

2.5. Đi tiểu thường xuyên

Caffeine là chất gây lợi tiểu. Giúp bạn đào thải được những độc tố trong cơ thể ra bên ngoài. Tuy nhiên nếu bạn cứ đi thải chất độc mãi sẽ thì cơ thể của bạn sẽ gây ra tình trạng mất nước.
Trong tình trạng này bạn phải bổ sung nước cho cơ thể nhé. Vì khi bị mất nước cùng với việc đi tiểu nhiều lần sẽ làm cho bạn bị kiệt sức.

2.6. Gây mất ngủ

Khi bạn nạp quá nhiều lượng caffeine vào cơ thể sẽ làm bạn mất ngủ. Điều này cũng dễ hiểu vì caffeine có tác dụng làm tinh thần tỉnh táo, phấn khởi. Vì vậy nó không cho não bộ của bạn nghỉ ngơi gây ra hiện tượng mất ngủ.
Để tránh trường hợp này bạn không nên dùng những đồ uống như trà, hay cà phê vào buổi tối nhé. Vì chất caffein có thể ở trong cơ thể của bạn đến 14 tiếng. Ta nên chuyển sang uống vào buổi sáng để tránh những tình trạng này.

2.7. Gây ảnh hưởng cho phụ nữ có thai

Phụ nữ có thai khi dùng caffeine có nguy cơ sảy thai cao hơn so với phụ nữ không dùng. Không những thế, chất caffeine còn làm ảnh hưởng đến cả giấc ngủ và cân nặng của bé. Vì chất này ngấm vào máu vào theo vào nhau thai. Đồng thời làm người mẹ bị tăng nhịp tim, đi tiểu tiện nhiều gây ra mất nước.
Nếu người thân của bạn đang có thai. Và thường xuyên uống cà phê thì khuyên họ nên ngưng uống trong một thời gian nhé.

2.8. Tăng cường hoạt động thể chất

Với những ai đang mong muốn giảm cân thì hãy thử dùng caffeine bằng cách uống cà phê nhé. Caffeine sẽ giúp bạn đốt cháy những chất béo trong cơ thể rất hiệu quả. Tuy nhiên không phải bạn uống càng nhiều thì sẽ càng mau giảm cân đâu.
Ngoài ra caffeine còn giúp bạn giảm đau và giảm bớt mệt mỏi trong quá trình luyện tập thể thao. Giúp kéo dài thời gian hơn để tập luyện. Cải thiện sự bền bỉ của cơ thể.
Một lưu ý nhỏ là để cải thiện phong độ luyện tập của bạn thì bạn không nhất thiết phải nạp caffeine thường xuyên, mà chỉ nên nạp lúc thực sự cần.

3. Liều lượng caffein an toàn cho cơ thể

Cách bạn phản ứng với caffeine phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, sức khỏe và sự trao đổi chất của bạn. Ngoài ra còn phụ thuộc vào việc cơ thể bạn đã quen với việc sử dụng liều lượng caffeine thường xuyên. Và số lượng bao nhiêu trong mỗi lần dùng. Nghiên cứu cho thấy rằng người khỏe mạnh có thể uống từ 300mg 400mg caffein mỗi ngày hoặc ít hơn là ổn. Tương đương với 2 4 tách cà phê mỗi ngày.
Đối với trẻ em liều lượng caffeine phải thấp hơn so với người lớn. Từ 100mg đổ xuống là liều lượng an toàn cho trẻ em. Tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Caffeine là chất vừa có hại nhưng đồng thời cũng có lợi. Chính vì thế mà chất này không bị nghiêm cấm buôn bán trên thị trường. Để tránh được những ảnh hưởng từ chúng bạn hãy điều chỉnh liều lượng của các thức uống có caffeine như cà phê và trà,… được uống hàng ngày cách hợp lý để chúng có thể đem lại những lợi ích cho sức khỏe của bạn.

Tham khảo sản phẩm cà phê Decaf - Cà phê giảm bớt lượng caffine